Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Chanh ra hoa trái vụ

Chanh thường có giá cao vào mùa nắng, ngược lại tháng mưa giá chanh xuống thấp chỉ còn vài trăm đồng/kg. Nếu người nông dân nắm vững các kỹ thuật thực hiện xử lý cho cây chanh ra trái vụ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau khi thu hoạch (tháng 7-8 âm lịch), khoảng 15 ngày sau đó bón phân cho cây phục hồi (áp dụng cho cây 5 năm tuổi): Bón 1-2 kg NPK 20-20-15 + 10 kg phân gà (hoai), trộn chung với 20 g TRICHO-MX mỗi gốc giúp cây phục hồi và ra đọt non tốt, đồng thời tăng độ phì cũng như cải tạo đất, kháng các nấm bệnh gây hại như Fusarium, Phythophthora, Rhizoctonia, Pythium… Tiến hành cắt các đoạn cành đã mang trái, cành già, cành sâu bệnh cho vườn thông thoáng. Quét hoặc phun vôi hay dung dịch bordeau lên thân cành phòng ngừa nấm bệnh thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa. Pha Food-MX1+ trộn với thuốc sâu bệnh xịt ướt đều tán cây 2 lần (7 ngày/lần) giúp cây phát triển tốt chuẩn bị sức ra hoa.
Xử lý ra hoa trái vụ
Đặc tính của cây chanh là khi nhú đọt sẽ kèm theo hoa, cây ra hoa cần phải nhờ đến độ già của cơi đọt thì cây mới ra hoa đạt hiệu quả. Trước tiên là bón phân đón ra hoa. Vườn chanh ra đọt non được 1,5 tháng, ta bón 500 g DAP + 500g KCL. Kết hợp xịt 2-3 lần F.Bo (bột ra hoa) hoặc Food-MX2 ướt đều 2 mặt lá, 7 ngày/lần. Sau đó, khi đọt lá đủ già (3 tháng), bắt đầu “xiết nước” cho đến khi cây “xào” lá (lá hơi cuốn lại gần giống như bị héo). Thời gian xiết nước khoảng 1-2 tuần tuỳ thời tiết.
Sau khi xiết nước thì tưới đẫm lại 3 ngày liên tục. Sau đó tiến hành phun thuốc kích thích ra hoa đồng loạt. Khi tưới nước 2 ngày, cây hơi “tỉnh” lại, chúng ta sử dụng chế phẩm ra hoa C.A.T + F.Bor xịt ướt đều 2 mặt lá, 5 ngày/lần. Hai chế phẩm này có tác dụng giúp hoa bung ra nhanh và mạnh nhưng không gây cháy đọt non.
“Tỉa lá” cho cây ra hoa
Xử lý chanh ra hoa tháng 9-10 âm lịch để có chanh bán trong hè: Khi đọt đủ già (chuẩn bị cho đọt tốt khoẻ trước đó) dùng khoảng 10 kg phân Urê pha trong 220 lít nước (có thể nhiều hơn nếu cây lớn tuổi) xịt ướt đẫm tán để phá lá. Nếu số lá rụng quá ít thì cây sẽ ít ra hoa mà chủ yếu là ra đọt non. Nếu lá rụng quá nhiều thì sau khi cây ra hoa đậu trái, số lá còn lại sẽ không đủ sức nuôi trái sau này, cây suy kiệt sẽ dễ nhiễm nấm bệnh và tuổi thọ của cây sẽ giảm. Ngoài ra, còn cách làm khác để chanh ra trái theo ý muốn cũng rất hiệu quả mà ít làm kiệt sức cây hơn. Đó là xịt Paclobutrazol 10WP với liều lượng khoảng 20g pha 8 lít nước sẽ giúp cây ra hoa nghịch mùa rất tốt mà ít làm suy kiệt cây do giữ được bộ lá.
Lưu ý rằng, đối với việc dùng Urê hay Paclobutrazol để ức chế tạo độ “sốc” giúp cây dễ ra hoa thì liều lượng phải xác định cho phù hợp với độ tuổi cây, thời tiết, chế độ chăm sóc… Có như vậy thì sự ra hoa mới đạt được như mong muốn. Ví dụ thời tiết mưa kéo dài thì phải tăng liều lượng Paclobutrazol để đủ sức ức chế cây ra hoa.
Đậu trái và hạn chế rụng
Tăng tỷ lệ đậu trái bằng cách xịt các loại phân bón có nhiều calci với bor như chế phẩm đậu trái C.A.T- giúp cây dễ đậi trái và sau này ít rụng trái non hơn. Thông thường trên cây chanh có 2-3 đợt rụng sinh lý, khi ấy bà con dùng HCR xịt cho cây từ 1-2 lần cách nhau 7 ngày/lần để giảm bớt hiện tượng rụng trái non.
Thời kỳ trái nhỏ đến 2 tháng, bón NPK 20-20-15, 100g/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Lượng phân có thể tăng và nên theo tỷ lệ N (đạm) vừa K (kali) nhiều, nhất là khi trái đang lớn. Kết hợp xịt qua lá Food-MX4, xịt đều tán cây, 10 ngày/lần để nuôi trái và hạn chế hiện tượng rụng trái. Thỉnh thoảng xen kẽ 1-2 lần Food-MX5 cộng thuốc trừ nhện để hạn chế da cám.
Trái bắt đầu “da lươn”, tức vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì bón phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt. Giai đoạn này bón NPK 20-20-15 khoảng 200g + 50g KCL/cây, 15 ngày/lần và tưới nước đều đặn. Xịt qua lá (pha 35 ml chế phẩm dưỡng trái + 15g Food-MX48 lít, xịt đều tán cây, 10 ngày/lần để dưỡng trái khi trái đang lớn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét