Chôm Chôm
Hiện nay chôm chôm vụ nghịch rất có giá,nhưng chôm chôm vụ rộ thì thường “ dội chợ “,giá rẻ như bèo.Nhà vườn ở Cái Mơn (Bến Tre ) đang quan tâm đến kỷ thuật làm sao cho có trái vụ nghịch hay ít nhất sớm vụ cũng đạt hiệu quả cao.Kỷ thuật xử lý ra hoa-đậu trái-nuôi trái chôm chôm như sau :
A. Giai đoạn sau thu hoạch : Nhà vườn cần làm 3 bước sau:
1.Bón phân phục hồi : Thu hoạch xong bón liền khoảng 1kg Urê+ 1kg NPK 20-20-15 hoặc 2kg AT1+20-30kg phân chuồng hoai/cây 6-7 tuổi,tưới nước cho phân tan.
2. Cắt tỉa cành : Bón phân xong,cắt tỉa các cành giao nhau trong tán,cành vượt,cành sâu bệnh,cành mọc xà gần mặt đất.
3. Nuôi và bảo vệ bộ lá : Khi đọt non đang phát triển,phun thuốc trừ sâu bệnh+DƯỠNG LÁ (35ml/8lít) để bảo vệ và giúp cho cơi phát triển,định kỳ 10-15 ngày/lần.
FChú ý : Đối với các cây chôm chôm tơ(khoảng dưới 15 tuổi ) cây thường ra hoa khi cơi 3 già,còn cây lão(trên 15 tuổi) thì thường ra hoa khi cơi 2 già.Vì vậy phải bảo vệ cơi 2 của chôm chôm lão và cơi 3 của chôm chôm tơ kỷ lưỡng để sau nầy cây ra hoa đồng loạt và dễ đậu trái.
B. Xử Lý Ra Hoa :
I. Xử lý ra hoa chính vụ:
Qua một thời gian nắng,khi có vài cơn mưa xuống thì chôm chôm ra hoa.Nhưng thường ra hoa lọt chọt,giá bán rất thấp.Để chôm chôm ra hoa tập trung,ra hoa sớm hơn các vùng xung quanh khoảng 2 tuần và bán được giá cao hơn,cần xử lý theo 2 bước như sau:
1. Bước 1 :Bón phân đón ra hoa và phun thuốc tạo mầm hoa
-Vào cuối mùa mưa bón khoảng 1,5-2kgAT2 hoặc 1kg DAP+0,5kg KCl/1cây 6-7 tuổi.
-Khi cơi cuối đang xanh nhạt : pha 15g F.Bo-Bột Ra Hoa/8lít phun sương đều cây giúp bộ lá mau già,giảm ra lá,thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa tốt.Phun 2-3 lần,cách nhau 5-7 ngày/lần.Hoặc phun food MX2 (5-50-5+0,5B) và pha chung với thuốc sâu bệnh để tiện phun xịt
- Khi lá cơi cuối chuyển hết sang xanh đậm,ngưng tưới cho cây.
2. Bước 2: Phun thuốc thúc ra hoa
-Sau thời gian ngưng nước khi có hiện tượng lá héo,đọt non khằn lại,các lá chét thiếu nước sẽ rụng bớt thì tưới nước nhấp lại,lượng nước bằng gần nữa nhu cầu.Đồng thời,2-3 ngày sau pha 35ml Ra Hoa C.A.T(2 nắp lưng)+ 15g F.Bo-Bột Ra Hoa/8lít phun sương đều tán cây 2 lần,cách nhau 5-7 ngày để thúc cây ra hoa mạnh và đồng loạt.
- Khi hoa nhú ra khoảng 60-70% thì tưới nước lại cho chôm chôm.
[ Với việc xử lý ra hoa như trên,hoa sẽ mạnh và sớm vụ hơn bình thường khoảng 2 tuần.
N Chú Ý :
-Nhiều nơi có làm thêm bước thứ 3 là phun Thiôrê khi thấy có dấu hiệu hoa nhú để giúp hoa bung ra mạnh,nhưng có phun hay không phun cũng không quá khác biệt như ở xoài cát.
-Thời kỳ sấp ra hoa nếu lỡ có một trận mưa bất thường,hay thiếu kinh nghjiệm vẫn tưới cho chôm chôm thì mầm hopa không phát triển và thay vào đó là những đọt lá.Có 2 cách xử lý:
+ Cách 1 : tưới tiếp và phun food-MX1 để đọt lá ra hết và sau khi đọt lá già thì xử lý ra hoa.
+ Cách 2 :dùng dinh dưỡng hợp lý hạn chế cây ra đọt lá mà tiếp tục phân hóa mầm hoa bằng cách phun F.Bo-Bột Ra Hoa hoặc food-MX3(1-21-21+3Zn) 2-3 lần,cách nhau 4-5 ngày.
II. Xử Lý Ra Hoa Nghịch Vụ
Chôm chôm là một trong những cây ăn trái có giá trị cao.Tuy nhiên cây ra hoa cho trái thường tập trung theo mùa vụ nên giá bán trái thường không cao.Muốn cho cây ra hoa-cho trái nghịch vụ và đồng loạt để bán được giá cao vào khoảng tháng 2 â,l.Thường xử lý ra hoa vào khoảng tháng 6 â.l.Cách làm ra hoa nghịch vụ theo 3 bước sau :
1. Bước 1: Bón phân đón ra hoa và phun thuốc tạo mầm hoa
Khi cơi cuối,tức cơi 3 (cây tơ) hay cơi 2 ( cây lão) vừa nhú làm như bước 1 của phần xử lý ra hoa chính vụ ( bón liền 1kg DAP+0,5kg KCl và phun F.Bo-Bột Ra Hoa cho cây 2-3 lần).Điều nầy khá quan trọng vì có giúp bộ lá già nhanh thì mới xử lý ra hoa nghịch vụ thành công.Có thể thay F.Bo bằng food-MX3(1-21-21+3Zn) cũng với nồng độ và lần phun như trên.
2. Bước 2: Bắt cây cảm ứng ra hoa. Có 2 cách bắt cây cảm ứng ra hoa nghịch vụ như sau:
+ Cách 1 :Xiết nước và phủ bạt(Cách nầy chỉ áp dụng ở ĐBSCL)
-Khi cơi cuối đang lá lụa(vừa phun F.Bo-Bột Ra Hoa xong),tiến hành xiết nước triệt để(ngưng tưới,đồng thời xiết hết nước trong mương)và phủ bạt nylon cho cây.Cần phủ bạt nghiêng cho nước thoát nhanh và phủ kín cả tầng rễ ngoài bờ mương.Nhớ rút và giữ cạn nước trong mương,nếu có trời mưa thì phải rút hoặc bơm cạn mương liền.
-Thời gian phủ bạt khoảng 30-60 ngày,trong suốt thời gian nầy cần theo dõi độ sốc của cây.Thông thường khoảng gần 40 ngày sau,khi cây dứt đợt đổ lá và đã có ngồng dạng bông mập thì cho nước vào lần 1 ngập đầy mương vườn trong vòng 12 giờ rồi rút cạn nước như ban đầu.
-Khoảng 7-10 ngày sau,tiến hành cuốn bạt,thả nước vào mương và tưới đẫm lại cho cây.
+Cách 2 : Phun thuốc ức chế sinh trưởng(Cách này có thể áp dụng ở ĐBSCL và cả Đông Nam Bộ)
Khi cơi cuối đang lá lụa,phun Paclobutrazol cho cây.Liều lượng thích hợp là khoảng 700-1000ppm,tức 40-50gPaclobutrazol 10Wp cho bình 8-10 lít.Sau khi phun Paclo 1 tuần,phun thêm F.Bo-Bột Ra Hoa cho cây 2 lần,cách nhau 7 ngày để giúp bộ lá mau già,giảm ra lá,thúc đẩy cây phân hóa mầm hoa tốt.
3. Bước 3: Phun thuốc thúc ra hoa đồng loạt
-Đối với cách 1-xiết nước phủ bạt :
Khi tưới nước lại lần 1 được 1-2 ngày,bộ lá đả tươi lại pha 35ml Ra Hoa C.A.T +15g F.Bo-Bột Ra Hoa/8lít phun sương đều tán cây và trong thân 2 lần,cách nhau 7 ngày giúp cây trổ hoa đồng loạt.
*Kinh nghiệm thực tế :
Ở Cái Mơn (Bến Tre ),Đối với những cây chôm chôm ra hoa bình thường,để làm vụ nghịch lần đầu tiên,nhà vườn bẻ bỏ hết bông vụ mùa,nhưng phải bẻ phân nửa số bông trên cây,10 ngày sau bẻ hết(nếu bẻ bỏ một lượt sẽ làm mất đi cân bằng trên cây,bẻ hết một lượt thì sau khi bẻ bông cây sẽ tiếp tục ra bông nữa).Đến khoảng tháng 6-7 Âm lịch thì tiến hành xử lý như trên.Nếu trời đổ mưa thì phải bơm rút nước ngay.Như vây sẽ thu vào tháng 2 gặp giá cao.Tuy nhiên,cần làm thử nghiệm việc cắt bỏ bông 1 vài cây trước vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.Khi có kết quả tốt thì áp dụng rộng rãi.
C. Tăng Đậu Trái & Hạn Chế Rụng Trái Non :
Thời kỳ chăm sóc hoa để chuẩn bị cho đậu trái (chạy trái) rất là quan trọng.Do đó khi phát hoa chôm chôm vừa nhú cần phun hổ trợ thuốc Đậu Trái 3 lần như sau :
1 .Khi phát hoa vừa nhú 5-10cm:pha 35ml Đậu Trái C.A.T+6ml Sherbush 25ND (hoặc Cyrux) /8lít phun sương đều phát hoa và cả cây.Nhằm giúp phát hoa vươn mạnh,chống nghẹn hoa và sâu cắn phá cành hoa.
2. Khi phát hoa vươn dài hết cỡ,chưa có hoa nở : Pha 35ml Đậu Trái C.A.T+10ml Carbenzim9hoặc Tilt Super)/8lít phun sương đều phát hoa và cả cây.Nhằm giúp chùm hoa sẻ nở đồng loạt,dễ thụ phấn và hạn chế bệnh râu kẽm(phấn trắng)làm rụng hoa.
3. Khi trái to bằng hột sen : Pha 35ml Đậu Trái C.A.T+5ml Tilt Super/8lít phun lên chùm trái non và cả cây để cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho trái non,làm dai cuống trái nên hạn chế rụng trái non,làm mập cuống trái nên trái to nhanh ngay sau khi đậu.
Một số điểm cần chú ý khi giúp hoa chạy trái :
-Hoa chôm chôm của các giống đang trồng đại trà thường là hoa lưỡng tính,trong đó phần lớn có chức năng cái và hoa có chức năng đực chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 0,05-0,9%.Nếu thấy cây không có hoa đực thì có thể sử dụng Ramale,phun một lần vào 4 chùm hoa ở 4 phía trên cây(phun trước khi các nụ đã nở).Điều này làm cho các nhị đực đáng lẻ bị thúi chột có thể nhả phấn bình thường ,giúp cây thụ phấn tốt.Hoặc phun foog-MX5 cũng hiệu quả tốt.
-Trong thời gian hoa chôm chôm đang nở rộ,hạn chế phun thuốc cho cây.Nhất là khi trời nắmg nóng,cây thiếu nước dể làm rụng hoa và trái non hàng loạt.Khi nắng nóng nếu cần thì chỉ phun vào sáng sơm hay chiều mát
-Tưới nước: khi phát hoa đã nhú hết thì phải tưới nước đều đặn cho cây,tuy nhiên không nên tưới quá nhiều nước làm độ ẩm quá cao thì đọt hoa nhỏ,có khi lẫn lá.
D-NUÔI TRÁI
1-Tỉa Trái :
Trái chôm chôm khi chín rất cần nắng để có màu đỏ tươi,vì vậy nên tỉa bớt trái ở những chùm quá nhiều trái cho thông sáng.
2- Bón gốc và tưới nước :
-Bón thêm cho cây 2 lần để nuôi trái :
+ Sau đậu trái 2 tuần,bón 2kg NPK 20-20-15 (hoặc AT3) /cây 6-7 tuổi.
+ Sau đậu trái 8-9 tuần,bón 2kg NPK 20-20-15+0,5kg K2SO4 /cây 6-7 tuổi
-Đồng thời tưới nước đều đặn,nhất là sau mỗi lần bón phân.Nhưng chú ý nước quá nhiều khi trái sấp chín sẽ bị nứt,đôi khi giảm sản lượng.Nhất là giống RongRien.
[Chú ý : Cây chôm chôm ngoài các bệnh đốm lá,thán thư còn hay bị bệnh cháy lá.Chóp lá hay mep lá bị cháy khô,sau lan dần vào trong phiến lá,có thể làm cả lá bị khô và rụng.Nguyên nhân chủ yếu do cây thiếu Kali ,phân chứa quá nhiều Cl và bị khô hạn.Do đó ,khi cây nuôi trái cần bón phân có đầy đủ NPK,nhất là Kali và tốt nhất bón phân ít chứa Cl.Đồng thời,chú ý nước tưới cho cây đầy đủ.
3- Phun trên lá :
-Phun định kỳ 15 ngày/ 1 lần thuốc DƯỠNG TRÁI : 35ml+ 15g food-MX4(10-0-35+3Ca)/8lít giúp trái to nhanh,trái chắc,nặng ,ngon ngọt,màu đỏ bóng đẹp.
Chúc các bạn thành công
Hai Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét